12 gợi ý giúp bạn đặt tên thương hiệu cho doanh nghiệp
Để khách hàng gọi tên và nhớ đến sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu bạn thì tất yếu cần phải có tên thương hiệu. Trong kinh doanh, tên thương hiệu có vai trò vô cùng quan trọng, bởi đây không chỉ đơn thuần chỉ là tên gọi mà còn là dấu ấn để khách hàng nhớ đến thương hiệu của giữa hàng trăm, hàng ngàn đối thủ khác trên thị trường. Hôm nay, hãy cùng PharMarketing tìm hiểu về việc đặt tên thương hiệu dưới bài viết này nhé!
Vai trò của việc đặt tên thương hiệu
Chúng ta đều biết tên thương hiệu có vai trò quan trọng trong kinh doanh giúp ghi dấu ấn với khách hàng cũng như hỗ trợ tốt trong việc triển khai các hoạt động marketing của doanh nghiệp, cụ thể như:
Phân biệt đối thủ
Cách đặt tên thương hiệu giúp khách hàng phân biệt sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu bạn với hàng ngàn các nhãn hàng khác trên thị trường. Đặc biệt hơn, khi tên thương hiệu của bạn được đăng ký bảo hộ còn giúp doanh nghiệp tránh được những tranh chấp liên quan đến pháp luật trong kinh doanh.Tên thương hiệu tuy chỉ là vô hình nhưng là tài sản vô giá của doanh nghiệp, giúp công ty cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường.
Hỗ trợ trong việc triển khai hoạt động marketing
Đặt tên thương hiệu dễ đọc, dễ hiểu và có ý nghĩa mang đến cảm xúc tích cực cho khách hàng cũng như tạo nguồn cảm hứng làm việc dồi dào cho đội ngũ marketing doanh nghiệp. Xây dựng một thương hiệu bền vững, uy tín còn giúp doanh nghiệp tạo niềm tin với khách hàng. Đây có thể nói là khoản đầu tư sinh lời cao trong quá trình phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
Những lưu ý khi đặt tên thương hiệu?
Đặt tên thương hiệu tưởng chừng đơn giản như việc đặt một cái tên để gọi cho thuận tiện. Tuy nhiên, việc đặt tên thương hiệu đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh,... Vì vậy, khi đặt tên thương hiệu bạn cần phải nhớ những điều sau đây:
- Thương hiệu phải có ý nghĩa: Tên thương hiệu phải có ý nghĩa và chứa đựng những thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm đến khách hàng. Và trong quá trình kinh doanh và triển khai các hoạt động marketing, doanh nghiệp phải truyền tải thông điệp giá trị này đến khách hàng. Việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp kết nối cảm xúc tích cực và tạo sợi dây gắn kết vô hình với khách hàng.
- Thương hiệu phải đảm bảo sự nổi bật: Sự nổi bật là bao gồm sự khác biệt và dễ nhớ đối với khách hàng. Một cái tên nổi bật sẽ giúp khách hàng ấn tượng với thương hiệu của bạn giữa hàng ngàn đối thủ trên thị trường. Từ đó, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Thương hiệu phải đảm bảo tính trường tồn: Đặt tên thương hiệu cũng phải hướng đến sự trường tồn qua năm tháng. Đảm bảo rằng qua từng năm tháng hoạt động tên thương hiệu của bạn vẫn bền vững, thích nghi tốt tại mọi sản phẩm mới, mọi hoạt động, định hướng kinh doanh cũng như mọi thời đại.
Cách đặt tên thương hiệu cho doanh nghiệp
Tên thương hiệu có thể được đặt theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mục đích và định hướng của thương hiệu. Dưới đây là 12 cách đặt tên thương hiệu, tham khảo ngay để đặt tên thương hiệu và sở hữu một cái tên thương hiệu ấn tượng, độc đáo nhé.
Sử dụng tên cá nhân
Việc sử dụng tên cá nhân để đặt tên thương hiệu là cách làm dễ và phổ biến nhất. Tuy nhiên, cách đặt tên này thường không tạo ấn tượng và tên thương hiệu rất dễ bị lu mờ với người tiêu dùng. Vì vậy, nếu tên của bạn không đặc biệt, thì điều cần làm là làm mới, biến tấu nên một cái tên độc đáo, dễ nhớ và dễ ăn sâu trong tiềm thức người tiêu dùng. Ví dụ như sử dụng biệt danh, đại từ xưng hô: Cô Hai, Chị Ba,...
Một số mẹ đặt tên thương hiệu theo tên cá nhân:
- Sử dụng 2 họ của vợ chồng nếu khác họ, ví dụ: Nguyễn Lê
- Đặt tên ngược, ví dụ: Trang Lê
- Sử dụng từ Hán Việt, ví dụ: Hắc Ngọc
- Kết hợp tên và từ liên tưởng, ví dụ: Khải Silk
Sử dụng tính đặc trưng của sản phẩm
Đặt tên thương hiệu dựa trên tính đặc trưng của sản phẩm giúp khách hàng dễ dàng biết được bạn đang cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì, ví dụ như: Việc làm 24h, Tìm việc nhanh,... . Phương pháp đặt tên này chỉ phù hợp với những mặt hàng kinh doanh mới, thị trường ít cạnh tranh. Vì vậy, nhược điểm của cách đặt tên này khó đáp ứng lâu dài, đặc biệt khi mô hình kinh doanh của bạn được mở rộng. Lúc này, tên thương hiệu cũ sẽ không đáp ứng được như trước và doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức để xây dựng lại thương hiệu.
Sử dụng địa chỉ/ địa danh
Những cái tên thương hiệu như Gốm Bát Tràng, Bún Bò Huế, Bánh Cáy Thái Bình là những cái tên quen thuộc, chỉ cần nhắc đến ai cũng biết đó là sản phẩm gì và ở đâu. Đây chính là cách đặt tên thương hiệu theo địa danh. Cách đặt tên này bạn có thể sử dụng số nhà, số ngõ, tên đường,... để đặt tên tạo sự khác biệt, gây ấn tượng và dễ nhớ với khách hàng.
Sử dụng tên viết tắt
Đặt tên thương hiệu theo tên viết tắt bắt nguồn từ các chữ cái đầu tiên hoặc tên đầy đủ bằng Tiếng Anh của thương hiệu đó. Ví dụ như: Vinaphone, Vinamilk, Vingroup,... trong đó chữ Vina hay chữ Vi là tên viết tắt của chữ Việt Nam và vế sau của tên thương hiệu sẽ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp.
Sử dụng đặc điểm của cửa hàng
Sử dụng đặc điểm của cửa hàng để đặt tên thương hiệu thường được sử dụng cho các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải trí nhỏ lẻ. Cách đặt tên này thường lấy đặc điểm nổi bật về vị trí cửa hàng, phong cảnh trước quán, những đặc điểm dễ nhận diện để đặt tên. Ví dụ như: Quán Cây Đa, Tiệm bánh Cối Xay Gió,... .
Dựa vào quy mô
Dựa vào quy mô kinh doanh, quy mô cửa hàng mà tên thương hiệu sẽ được hình thành. Ví dụ như những cửa hàng kinh doanh có nhiều mặt hàng, chủng loại sản phẩm khác nhau có thể dùng từ: Thế giới, Siêu thị,... Còn với những cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ có thể sử dụng từ: Tiệm, Quán,... .
Sử dụng từ liên tưởng
Sử dụng từ liên tưởng sẽ giúp người tiêu dùng khi thấy tên thương hiệu của bạn sẽ biết sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp. Để đặt tên thương hiệu theo cách này, yêu cầu bạn phải hiểu rõ về đặc điểm cũng như lợi ích mà sản phẩm đem đến cho khách hàng. Ví dụ nếu bạn kinh doanh máy sưởi thì có thể đặt tên là “Heat”, bán quạt thì có thể đặt tên là “Windy”, bán thịt có thể đặt tên là “Meat”,...
Sử dụng các danh từ gợi nhớ
Đặt tên thương hiệu theo các danh từ gợi nhớ như sử dụng hình ảnh, một sự vật, sự việc có ý nghĩa. Việc đặt tên này sẽ tạo nên tên thương hiệu độc đáo và gây ấn tượng với người tiêu dùng. Ví dụ như sử dụng các danh từ liên quan loài vật như: Mì Gấu Đỏ, Phomai Con Bò Cười,...
Đặt tên thương hiệu tạo cảm giác tò mò
Việc đặt tên thương hiệu theo cách này có thể khiến người tiêu dùng không hiểu ý nghĩa tên thương hiệu của bạn, nhưng sẽ khiến họ tò mò và khám phá. Tuy nhiên, nếu chúng ta tìm hiểu các tên thương hiệu tưởng chừng như vô nghĩa nhưng thực chất chúng lại mang ý nghĩa khiến người tiêu dùng khi biết sẽ phải trầm trồ. Ví dụ như BaDuNo là tên thương hiệu của một cửa hàng bán Bánh Đúc trong đó BaDu là tên viết tắt của từ Bánh Đúc. Việc đặt tên thương hiệu này sẽ đảm bảo tính độc lạ và gây ấn tượng sâu sắc với khách hàng.
Sử dụng tính từ
Một số tính từ thường được doanh nghiệp Việt sử dụng khi đặt tên thương hiệu như Thịnh Phát, Tài Lộc, Thịnh Vượng,... với mong muốn doanh nghiệp của mình sẽ kinh doanh thuận lợi, phát tài phát lộc. Bạn có thể tham khảo một số tên thương hiệu sử dụng tính từ như: Hòa Phát, Hiệp Phát, Hòa Bình, Tiền Phong, Tiên Phong,... .
Sử dụng tiếng nước ngoài
Chúng ta thường bắt gặp cách đặt tên thương hiệu này ở một số cửa hàng kinh doanh sản phẩm, dịch vụ cao cấp như: Owen, Adam Store, Torano,... Cách đặt tên này giúp thương hiệu không bị trùng lặp tên, nghe mới lạ, sang chảnh, thu hút người tiêu dùng, ngắn gọn mà vẫn đảm bảo về mặt ý nghĩa thường được áp dụng cho các chủ shop đặt tên shop quần áo, mỹ phẩm, quán cafe...
Sử dụng phiên âm thanh
Đặt tên thương hiệu phiên âm thanh là sử dụng các âm thanh quen thuộc hàng ngày để đặt tên thương hiệu, tạo nên cái tên dễ nhớ cho khách hàng. Ví dụ như: Cốc Cốc, Cuccu, Tik Tok,...
Làm thế nào để biết tên thương hiệu của bạn có bị trùng?
Bên cạnh việc đảm bảo tính độc đáo, ấn tượng với khách hàng thì tên thương hiệu cũng cần đảm bảo không trùng lặp. Sau khi đặt tên thương hiệu, bạn có thể kiểm tra trùng lặp các cách sau đây:
- Kiểm tra trùng lặp tên thương hiệu bằng cách gõ tên trên Google Search. Khi kiểm tra bạn cũng cần đảo từ để đảm bảo các biến thể là duy nhất.
- Tên miền là xương sống trong việc nhận diện trên internet, Viết ra các biến thể tên miền của tên thương hiệu, sau đó tìm kiếm trên các nhà cung cấp tên miền cả trong và ngoài nước để kiểm tra sự trùng lặp tên thương hiệu.
- Sử dụng các trang mạng xã hội Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok,... để kiểm tra các biến thể của tên thương hiệu.
- Tra cứu tên thương hiệu trong Cơ Sở Dữ Liệu Của Cục Sở Hữu Trí Tuệ theo từng ngành hàng để kiểm tra.
KẾT LUẬN
Trên đây là bài viết chia sẻ về cách đặt tên thương hiệu hiệu quả cho doanh nghiệp. Hy vọng với những kiến thức PharMarketing chia sẻ trên sẽ giúp bạn sở hữu tên thương hiệu độc đáo, ý nghĩa và gây ấn tượng mạnh với khách hàng. Chúc bạn thành công!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn