BSC là gì? Vai trò và cách sử dụng BSC hiệu quả
Mô hình BSC hay còn được gọi là Thẻ điểm cân bằng là một trong những thuật ngữ phổ biến trong ngành marketing. Bởi vì nó không chỉ là phương pháp quản lý mà còn giúp doanh nghiệp đo lường các chỉ số chiến lược hiệu quả. Dù là một khái niệm không còn xa lạ trong ngành marketing nhưng với nhiều bạn newbie vẫn có thể gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu rõ vai trò, mục tiêu của mô hình này. Trong bài viết này, PharMarketing sẽ giúp bạn giải đáp tất cả vấn đề trên một cách dễ hiểu và đầy đủ nhất.
BSC là gì?
BSC (Balanced Scorecard) hay còn gọi là thẻ điểm cân bằng là một hệ thống các tiêu chuẩn, yếu tố dùng làm thước đo hiệu suất cho các sản phẩm, dịch vụ, dự án của doanh nghiệp. Ngoài ra, thẻ điểm cân bằng còn có vai trò theo dõi, quan sát và đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến dịch.
Mô hình BSC sẽ bao gồm phân tích 4 khía cạnh là: Khách hàng – Tài chính – Quy mô nội bộ – Học hỏi và phát triển. Thông qua đó sẽ khái quát được các nội dung sau:
- Hiểu được tiêu chí, sản phẩm, dịch vụ, phương án nào nên ưu tiên
- Khám phá được những mục tiêu mong muốn của doanh nghiệp
- Đo lường, đánh giá công việc, hoạt động của kế hoạch đã đề ra
- Có mối liên hệ giữa các nhiệm vụ, vai trò của từng nhân viên, nhóm với mục tiêu chung.
Doanh nghiệp sử dụng BSC như thế nào?
4 yếu tố của mô hình BSC đóng các vai trò khác nhau trong việc triển khai, quản lý hoạt động doanh nghiệp. Chúng được cấu trúc và sắp xếp theo trật tự nhất định và có ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, việc nắm rõ quy tắc sử dụng thẻ điểm cân bằng hết sức quan trọng.
Yếu tố đầu tiên: Tài chính
Các chỉ số đánh giá được áp dụng ở tiêu chí tài chính bao gồm: các loại chi phí cố định, chi phí khấu hao, dòng doanh thu mang lại, mật độ tăng trưởng lợi nhuận, v.v. Tùy thuộc vào từng giai đoạn hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tập trung vào từng mục tiêu riêng.
Trước đây, hầu hết các công ty đều dùng tiêu chí chi phí thu về để đánh giá mức độ hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, đứng trước sự phát thay đổi tạp của nền kinh tế thị trường và tùy theo từng giai đoạn phát triển mà doanh nghiệp có thể quan tâm thêm về mục tiêu dòng tiền, mức độ tăng trưởng thông qua việc kết hợp các giải pháp sau:
Giải pháp mở rộng doanh thu
Đa dạng hóa danh mục sản phẩm, nâng cao các tính năng, ứng dụng, phát triển thị phần khách hàng, thay đổi cấu trúc sản phẩm để tăng giá trị, giảm chi phí
Giải pháp giảm chi phí
Nâng cao hiệu suất làm việc, giảm chi phí sản xuất, mở rộng kênh phân phối.
Giải pháp tập trung khai thác đầu tư
Giảm vốn lưu động, giảm số ngày phải thu, ngày tồn kho, khai thác các khoản tài sản cố định, mở rộng quy mô và hiệu suất.
Yếu tố thứ 2: Khách hàng
Thiết lập mối quan hệ thân thiết với khách hàng được xem là một trong những thước đo quan trọng về sự thành công của doanh nghiệp. Nhóm khách hàng trung thành này chính là nhân tố mang đến doanh thu chính cho thương hiệu.
Tiêu chí thứ hai của mô hình BSC giúp bạn đo lường sự hiệu quả của các hoạt động, giá trị thực tế mang đến cho khách hàng, mức độ hài lòng của người tiêu dùng.
Mục tiêu quan trọng của thước đo Khách hàng là giúp bạn giải quyết được câu hỏi “Người tiêu dùng đang đánh giá doanh nghiệp như thế nào?”. Từ dữ liệu thu thập, bạn dễ dàng đề xuất các chiến lược thu hút, chinh phục khách hàng hiệu quả hơn.
Bộ câu hỏi gợi ý giúp bạn tìm hiểu chính xác nhất về ý kiến, phản hồi của khách hàng như sau:
- Nhóm khách hàng tiềm năng của bạn là gì?
- Người tiêu dùng có cảm nghĩ gì về thương hiệu?
- Họ có thật sự cảm thấy sản phẩm, dịch vụ của bạn hữu ích hay không?
- Thái độ của họ sau khi trải nghiệm ra sao?
- Có bao nhiêu % phản hồi tiêu cực và tích cực?
- Khách hàng thường so sánh bạn với các đối thủ khác trên những tiêu chí nào?
Yếu tố thứ 3: Quy mô nội bộ
Việc tự đánh giá chất lượng hoạt động trong quy mô nội bộ có vai trò giúp mỗi cá nhân cùng tự nhìn nhận, kiểm điểm, rút ra các kinh nghiệm tốt và xấu trong suốt quá trình thực hiện dự án, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Vì vậy, các chỉ số đánh giá thường được sử dụng ở tiêu chí này là tốc độ tăng trưởng nguồn lực, % người lao động trung thành, % thời gian hoàn thành nhiệm vụ được rút ngắn. Từ những số liệu cụ thể trên, bạn có thể biết bộ phận chưa hoạt động tốt và cần làm gì để cải cách hiệu quả nhất.
Yếu tố thứ 4: Học hỏi và phát triển
Mục tiêu cốt lõi của thước đo “Học hỏi và phát triển” là tập trung quan tâm phát triển chất lượng nguồn lực lao động cũng như các công cụ hỗ trợ công việc. Ở yếu tố cuối cùng này không thể đặt KPI là con số chính xác, cụ thể. Mục tiêu quan trọng nhất cần đạt là khuyến khích sự phấn đấu, nỗ lực tiến bộ không ngừng nghỉ mỗi ngày của các cá nhân trong công ty. Cách tốt nhất để doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất làm việc, tạo ra giá trị là quan sát quy trình, hoạt động, chính sách mà công ty bạn đang sử dụng.
Lợi ích lớn nhất của mô hình BSC
Một mô hình BSC hiệu quả sẽ mang đến nhiều lợi ích quan trọng trong tiến trình lập kế hoạch và giám sát dự án kinh doanh. Cụ thể:
BSC giúp lập kế hoạch chiến lược tốt hơn
Một trong những lợi ích đầu tiên và quan trọng của thẻ điểm cân bằng BSC là cung cấp cho doanh nghiệp phương thức lập kế hoạch hiệu quả. Việc truyền tải đầy đủ thông tin và mối quan hệ của các yếu tố trong chiến lược là cách để ban lãnh đạo dễ dàng tìm thấy các nguyên nhân vấn đề, những thay đổi so với mục tiêu ban đầu.
BSC giúp cải thiện truyền thông doanh nghiệp
Nhờ có một kế hoạch chi tiết, đầy đủ thể hiện trước mắt, mọi người đều sẽ biết nên triển khai các chiến lược truyền thông bên ngoài và nội bộ như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
BSC giúp liên kết chặt chẽ các dự án khác nhau trong doanh nghiệp
Mô hình BSC được xây dựng trên 4 tiêu chí toàn diện mà một dự án cần có. Việc thiết lập bộ khung thẻ điểm cân bằng chi tiết sẽ giúp các thành phần trong doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với nhau. Trong trường hợp có sự biến động và thay đổi yếu tố nào, các bên liên quan đều dễ dàng nhận thấy. Nhờ vậy, bạn có thể yên tâm rằng toàn thể doanh nghiệp đều đang đi đúng hướng và sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau.
BSC giúp cải thiện hiệu suất báo cáo
Nhược điểm của nhiều hình thức báo cáo khác là đi sâu vào trọng tâm của một vấn đề mà không nhìn thấy được toàn bộ bối cảnh của dự án. Thay vào đó, BSC được ứng dụng như một đề cương báo cáo tổng quan, thể hiện đầy đủ các khía cạnh, mức độ ảnh hưởng của toàn chiến lược. Qua đó, ban lãnh đạo dễ dàng giám sát, thực hiện mọi kế hoạch một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức nhất có thể.
Thuật ngữ hay được sử dụng trong BSC
Để hiểu rõ hơn về “BSC là gì”, bạn cần nắm được các thuật ngữ xoay quanh khái niệm thường xuất hiện trong các ví dụ của thẻ điểm cân bằng gồm:
Strategic Objectives (Mục tiêu chiến lược)
Đây là tổng hợp những tuyên bố dự án ngắn gọn, súc tích nêu được các thành phần cơ bản và yếu tố quan trọng giúp cho dự án được thành công. Thông thường, các mục tiêu này đều phải liên quan đến việc đảm bảo lợi ích của 4 tiêu chí trong mô hình BSC.
Strategy Mapping (Bản đồ chiến lược)
Đây là hình thứctrình bày khác của mô hình BSC bằng cách sử dụng bảng có cấu trúc hàng. Mỗi hàng sẽ thể hiện một thước đo khác nhau trong 4 loại theo thứ tự: Tài chính, Khách hàng, Quy mô nội bộ, Học hỏi và phát triển
KPI (Chỉ số đánh giá trọng yếu)
KPI là công cụ đo lường, đánh giá mức độ hiệu quả công việc dựa trên việc thiết lập số liệu, chỉ tiêu cụ thể. Mỗi phòng ban, vị trí làm việc sẽ có chỉ số KPI khác nhau để phản ánh được chất lượng hoạt động.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về “BSC là gì” được Pharmarketing tổng hợp và cập nhật đầy đủ nhất. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về BSC cũng như áp dụng thành công vào công việc. Pharmarketing luôn đồng hành cùng bạn để chinh phục những kiến thức Marketing thú vị, mới lạ khác!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn