backtop

Branding là gì? Vì sao doanh nghiệp cần quan tâm tới Branding

Xây dựng thương hiệu (Branding) là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng giúp doanh nghiệp của bạn tồn tại và phát triển trong môi trường ngày càng cạnh tranh gay gắt. Bài viết sau đây của PharMarketing sẽ cung cấp tới bạn những kiến thức cơ bản về xây dựng thương hiệu - Branding Marketing!

Thương hiệu - Brand là gì?

Thương hiệu (Brand) là cảm nhận hữu hình hoặc vô hình về một tổ chức hoặc cá nhân được xây dựng thông qua những trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đó không chỉ là những đặc điểm nhận biết về mặt vật lý được tạo nên từ cái tên, biểu tượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn là những cảm xúc được khơi gợi từ những tài sản này. Thương hiệu chính là yếu tố xác định sự khác biệt giữa công ty này với công ty khác.

Thương hiệu - Brand là gì?
Thương hiệu - Brand là gì?

Hiện nay rất nhiều ngành hàng đã nắm bắt cơ hội và tiến hành xây dựng hình ảnh thương hiệu độc đáo cho riêng mình. Có thể kể đến như thương hiệu mỹ phẩm Cocoon - được biết đến là thương hiệu mỹ phẩm thuần chay 100% Việt Nam, hay thương hiệu Cool Mate - nhãn hiệu thời trang nam được giới trẻ yêu thích …

Xây dựng thương hiệu – Branding là gì?

Xây dựng thương hiệu (Branding) là quá trình mang lại ý nghĩa cho tổ chức hoặc cá nhân bằng cách tạo và định hình thương hiệu trong tâm trí người trải nghiệm. Đây là một chiến lược được các tổ chức và cá nhân thiết kế để giúp mọi người nhanh chóng xác định và trải nghiệm thương hiệu của họ, đồng thời thể hiện sự khác biệt trên thị trường để thu hút sự chú ý và duy trì mối quan hệ với khách hàng và các bên liên quan.

Branding ảnh hưởng đến ai?

Thương hiệu có khả năng tác động đến nhận thức của con người một cách tự nhiên. Hầu hết tất cả những người có trải nghiệm liên quan đến sản phẩm hoặc doanh nghiệp như khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư… đều chịu sự tác động từ thương hiệu. 

  • Người tiêu dùng: Xây dựng thương hiệu tạo ấn tượng với người tiêu dùng và giúp khách hàng phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty này với những công ty khác. Ví dụ như Pepsi và Coca-Cola có mùi vị rất giống nhau, tuy nhiên vì những lý do khác nhau, một số người yêu thích Coca-Cola trong khi một số người khác lại lựa chọn Pepsi.
  • Nhân viên / cổ đông / bên thứ ba: Một chiến lược xây dựng Branding thành công cũng làm tăng thêm danh tiếng của công ty. Không chỉ thu hút người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến nhân viên, cổ đông, nhà đầu tư, nhà cung cấp và nhà phân phối. Nếu bạn không thích hoặc không cảm thấy gắn bó với một thương hiệu, có thể bạn sẽ không muốn làm việc cho công ty đó. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy nơi này truyền cảm hứng cho bạn, bạn sẽ mong muốn được làm việc và trở thành một phần của công ty.

Xu hướng sử dụng công cụ định hình thương hiệu của các doanh nghiệp

Hiện nay, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng các công cụ khác nhau để định hình thương hiệu. PharMarketing sẽ khái quát một số công cụ quan trọng nhất ngay sau đây:.

  • La bàn thương hiệu: La bàn thương hiệu là bản tóm tắt những điều cơ bản định hướng cho hoạt động của công ty bao gồm 5 phần: mục đích, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược.
  • Định vị thương hiệu: Định vị thương hiệu giúp truyền tải những giá trị độc đáo, những đặc điểm mang tính nổi trội, đặc biệt của thương hiệu, từ đó tạo sự khác biệt với các đối thủ và chiếm giữ vị trí duy nhất trong tâm trí của khách hàng. Ngoài ra công cụ này còn tác động tới hành vi mua hàng và là cơ sở gia tăng lòng trung thành của người tiêu dùng.
  • Kiến trúc thương hiệu: Kiến trúc thương hiệu là bản nghiên cứu và quy hoạch chiến lược về hệ thống tổ chức các thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ của công ty sở hữu nhiều hơn một thương hiệu trong dài hạn. Những kiến trúc này giúp doanh nghiệp tập trung vào phạm vi cung cấp sản phẩm,dịch vụ và thực hiện những chiến lược quảng cáo chéo tốt hơn.
  • Nhận diện thương hiệu: Bản sắc của Branding được tạo nên từ hệ thống âm thanh và hình ảnh làm cho thương hiệu dễ nhận biết đối với khách hàng. Tên, logo và slogan là những đại diện trực tiếp hiện diện nhiều nhất của thương hiệu. Ngoài ra, cách phối màu, kiểu chữ, biểu tượng, hình ảnh, khẩu hiệu, câu chuyện cũng giúp thể hiện và truyền đạt những yếu tố cốt lõi của thương hiệu.
  • Trải nghiệm thương hiệu: Trải nghiệm của khách hàng tại cửa hàng, trang web, ứng dụng di động và trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty là cách mạnh mẽ nhất để tạo dựng lòng trung thành của khách hàng. Từ đó tạo tiền cho sự phát triển của doanh nghiệp. Những trải nghiệm thương hiệu tốt nhất cần mang tính chân thực và nhất quán.
  • Truyền thông: Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, việc truyền thông qua TV, trang web, ứng dụng di động, mạng xã hội trở thành công cụ đắc lực để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Các chiến thuật truyền thông cần được nghiên cứu và triển khai hiệu quả nhằm mang lại trải nghiệm thương hiệu tốt nhất.

Thuật ngữ Brand được hình thành như thế nào?

Thuật ngữ “brand” có nguồn gốc từ từ “Brandr” của người Bắc Âu cổ có nghĩa là “đốt cháy” chỉ hoạt động khắc nhãn hiệu lên sản phẩm chăn nuôi của họ, xuất hiện từ hơn 4.000 năm trước ở Thung lũng Indus. Việc xây dựng thương hiệu đã phát triển qua nhiều thế kỷ - từ những người nông dân mong muốn giành lại tài sản của họ, những nghệ nhân khẳng định công lao của họ, đến những nhà máy tuyên bố sản phẩm của họ, đến những công ty khẳng định sản phẩm của họ tốt hơn những sản phẩm khác. 

Ngày nay, cách xây dựng thương hiệu đã thay đổi, việc xây dựng thương hiệu trong thế kỷ XXI vẫn là về việc nắm quyền sở hữu, nhưng không chỉ dành cho tài sản và sản phẩm mà đó còn là những giá trị cốt lõi của công ty và sự tin tưởng của khách hàng.

Vì sao doanh nghiệp cần quan tâm tới Branding?

Thu hút khách hàng tiềm năng

Trọng tâm của các chiến lược xây dựng thương hiệu là nghiên cứu khách hàng, việc này giúp bạn xác định chính xác tệp khách hàng phù hợp với mục đích và giá trị của doanh nghiệp, từ đó phát triển các chiến dịch tiếp thị nhắm mục tiêu chính xác nhất. Thu hút khách hàng tiềm năng có thể không chỉ dừng lại ở quá trình mua sản phẩm của bạn mà còn là việc xây dựng lòng trung thành đối với thương hiệu.

Vì sao doanh nghiệp cần quan tâm tới Branding?
Vì sao doanh nghiệp cần quan tâm tới Branding?

Tạo sự khác biệt so với đối thủ

Như đã phân tích, tạo dựng thương hiệu tốt sẽ tạo sự khác biệt so với các đối thủ và định vị tính cách độc đáo của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Ví dụ như Apple đã dành rất nhiều thời gian và tiền bạc để tạo dựng hình ảnh cho sản phẩm của họ với khả năng dẫn đầu công nghệ cùng những tính năng vượt trội mà không đối thủ nào có thể thay thế.

Tạo dựng lòng trung thành

Với chiến lược xây dựng Branding được thực hiện nhất quán, các doanh nghiệp sẽ tạo dựng được sự uy tín, có được niềm tin của các đối tác, nhân viên và quan trọng hơn là khách hàng. Trong thị trường nhiều sự cạnh tranh như hiện nay, niềm tin đặc biệt quan trọng vì nó có thể tạo ra sự khác biệt giữa ý định (cân nhắc mua) và hành động (mua).

Tăng lợi ích đem lại cho doanh nghiệp

Khách hàng không mua sản phẩm, họ mua thương hiệu. Khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho những thương hiệu mà họ cho là có giá trị vượt trội. Một chiếc áo thun của Uniqlo có giá khoảng 400.000 đồng, trong khi chiếc áo của Gucci có giá 590$, tương đương với khoảng 13.400.000 đồng bởi lẽ Gucci được định hình là một thương hiệu thời trang cao cấp, xa xỉ bậc nhất hiện nay. 

Tăng giá trị doanh nghiệp

Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của tài sản thương hiệu. Các thương hiệu mạnh không chỉ thu hút nhiều khách hàng, tạo dựng được niềm tin từ các đối tác và nhân viên, mà còn tăng hiệu quả tài chính, từ đó có thể tác động tích cực đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp.

Những yếu tố quan trọng trong Branding

Để xây dựng Branding thành công, doanh nghiệp phải đảm bảo xác định rõ hai yếu tố là mission (Nhiệm vụ) và Vision (Định hướng) của thương hiệu. Trong đó, nhiệm vụ thương hiệu được xem như bộ não điều khiển hoạt động và tầm nhìn sẽ tạo động lực cho thương hiệu phát triển xa hơn.

Những yếu tố quan trọng trong Branding
Những yếu tố quan trọng trong Branding

Việc xây dựng thương hiệu (Branding) cần dựa trên ba yếu tố thiết yếu:

  • Tính nhất quán: Việc xây dựng thương hiệu thành công cần sự nhất quán từ giá trị cốt lõi, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược đến việc định vị và trải nghiệm thương hiệu. Điều này giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận, hiểu rõ và có lòng tin vào thương hiệu.
  • Xây dựng cộng đồng: Trải nghiệm thương hiệu nhất quán sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được những khách hàng và nhân viên phù hợp với giá trị của công ty, tạo nên một cộng đồng giúp cho sự phát triển doanh nghiệp cả từ bên ngoài và bên trong.
  • Truyền tải nội dung: Nội dung chính là phương tiện để doanh nghiệp tương tác và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Đảm bảo ba yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ tạo dựng được thương hiệu thành công và vững chắc!

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ thông tin PharMarketing mang đến để giúp bạn hiểu hơn về Branding và một số cách ứng dụng Branding hiệu quả. Hãy cùng đón đọc những kiến thức kinh doanh bổ ích khác trong số Blog tiếp theo của chúng tôi. Chúc bạn thành công!

 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn