Brand guidelines là gì? Tầm quan trọng của Brand Guidelines trong kinh doanh
Brand guidelines là khái niệm quen thuộc trong quản trị thương hiệu và một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình định vị thương hiệu. Xây dựng Brand guidelines là bước đầu tiên để xây dựng thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Nếu bạn đang tìm hiểu về Brand guidelines, hãy cùng PharMarketing cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Brand guidelines là gì?
Brand guidelines là các yếu tố làm nên đặc trưng của thương hiệu bao gồm các đặc trưng, dấu hiệu nhận biết, hình ảnh và các thông tin liên quan đến nhận diện thương hiệu đầy đủ, trọn vẹn. Brand guidelines tạo nên các hình ảnh, thông tin nhất quán cho thương hiệu đối với khách hàng, đẩy mạnh thương hiệu được phát triển và quảng bá rộng rãi hơn trên thị trường.
Trong doanh nghiệp, Brand guidelines được xây dựng bởi các designer, marketer, đội ngũ phát triển web. Brand guidelines sẽ bao gồm các đặc trưng, dấu hiệu nhận biết, logo, hình ảnh thương và cả các quy định, hướng dẫn sử dụng. Các thông tin trên có mục đích định hướng toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp cần phải thể hiện đúng hình ảnh đại diện thương hiệu đến công chúng.
Cấu trúc brand guidelines bao gồm những gì?
Nhiều người lầm tưởng rằng Brand guidelines chỉ đơn giản là hình ảnh, logo, màu sắc nhận biết thương hiệu. Thực tế, cấu trúc Brand guidelines còn có nhiều yếu tố hơn thế nữa. Dưới đây là các cấu trúc của Brand guidelines:
Logo và bộ hướng dẫn sử dụng logo
Nếu như tên thương hiệu được ví như là danh xưng của thương hiệu thì logo được ví là bộ mặt của thương hiệu. Bạn cần dành thời gian nghiên cứu và xây dựng logo cũng như bộ hướng dẫn sử dụng logo để làm quy chuẩn khi thiết kế các ấn phẩm truyền thông. Trong phần logo guidelines này, bạn cần có những hướng dẫn, quy định cụ thể như:
Các quy định về kích thước, màu sắc, các biến thể logo,...
Quy tắc thiết kế, phối màu logo trên các phông nền khác nhau hay cách sử dụng, tạo layer cho logo phù hợp khi nào.
Những điều không được chấp nhận khi sử dụng logo như: thay đổi font chữ logo, đổi màu, hình dáng logo,...
Quy định màu sắc đặc trưng thương hiệu
Lựa chọn và quy định màu sắc đặc trưng thương hiệu giúp doanh nghiệp truyền tải và định vị thông qua cảm xúc khách hàng. Ví dụ như các công ty kinh doanh trong lĩnh vực y tế, thiết bị y tế, dược thường sử dụng tông màu xanh lá cây để tạo sự tin cậy, an toàn với khách hàng. Ngoài ra, lựa chọn màu sắc đặc trưng cho thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn khi thiết kế các ấn phẩm truyền thông, tạo sự đồng bộ, nhất quán và khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu hơn.
Lựa chọn font chữ thương hiệu
Xác định Font chữ cho thương hiệu giúp doanh nghiệp trong việc truyền thông và thể hiện cá tính thương hiệu. Bạn nên quy định font chữ chung và font chữ bổ sung trong Brand Guidelines dựa vào mục đích và đối tượng truyền thông của thương hiệu. Ngoài ra, các yếu tố như kích thước chữ, khoảng cách chữ, khoảng cách các ký tự, khoảng cách các dòng,... cũng cần được xác định khi xây dựng bộ hướng dẫn phong cách thương hiệu.
Hướng dẫn sử dụng hình ảnh
Tất cả các hình ảnh được sử dụng trong các ấn phẩm truyền thông cũng cần có những quy định chung khi sử dụng. Bạn cần xác định nên sử dụng hình chụp, hình minh họa hay hình vẽ; hình chụp sẽ chụp theo concept nào, góc chụp ra sao; công thức, hiệu ứng và màu sắc chỉnh ảnh nào nên sử dụng. Điều này giúp doanh nghiệp tạo nên sự đồng bộ, thống nhất về mặt hình ảnh cũng như cảm xúc được truyền tải từ hình ảnh đến khách hàng.
Phong cách viết và giọng văn truyền đạt
Dựa vào nét tính cách của thương hiệu mà bạn cần đồng bộ, thống nhất quy định chung về giọng văn, phong cách viết trong truyền thông thương hiệu. Từ đó, copywriter dễ dàng lựa chọn từ ngữ và cách thức truyền đạt phù hợp theo quy chuẩn chung đó.
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng brand guidelines trong marketing?
Như đề cập ở đầu bài viết, Brand guidelines là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng và định vị thương hiệu, cụ thể đó là:
Định vị thương hiệu với khách hàng
Cảm xúc khách hàng là sợi dây liên kết giữa thương hiệu và khách hàng. Để khách hàng dễ dàng nhận biết và ghi nhớ đến sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu, bạn cần xây dựng Brand guidelines chính là: tên, logo và những điều đặc biệt để thu hút sự chú ý của khách hàng. Bộ nhận diện thương hiệu của bạn được xây dựng càng chặt chẽ, đồng bộ và nhất quán với nhau thì khách hàng dễ dàng hình dung, ghi nhớ thương hiệu của bạn.
Tối ưu thời gian và quy trình làm việc
Brand guidelines giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian và quy trình làm việc với các designer, freelancer, agency. Thay vì bạn phải ngồi hàng tiếng đồng hồ để giải thích với họ về định hướng, mục tiêu xây dựng thương hiệu của mình, bạn chỉ gửi thông tin, hướng dẫn, giải thích về Brand guidelines. Dựa vào bộ nhận diện thương hiệu đã được xây dựng, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, quy trình làm việc mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.
Tiết kiệm ngân sách truyền thông
Xây dựng Brand guidelines rõ ràng, chuyên nghiệp sẽ là bước đệm vững chắc để bạn triển khai các chiến dịch truyền thông sản phẩm/ dịch vụ, thương hiệu đạt hiệu quả. Sở hữu bộ nhận diện thương hiệu của riêng mình, bạn có thể áp dụng các chiến lược truyền thông lặp lại, đồng bộ để phủ thương hiệu trên thị trường và dần dần thương hiệu của bạn sẽ in sâu trong tâm trí khách hàng.
Ví dụ brand guidelines
Dưới đây là một số mẫu Brand guidelines của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, cùng tham khảo nhé:
KẾT LUẬN
Để xây dựng Brand guidelines doanh nghiệp cần tốn rất nhiều thời gian cũng như chi phí. Tuy nhiên, brand guidelines giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu, tiết thời gian, chi phí trong các chiến dịch truyền thông mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được khái niệm Brand guidelines là gì và cấu trúc xây dựng brand guidelines. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của PharMarketing và chúc bạn thành công!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn