backtop

Advertising là gì? 5 Hình thức quảng cáo phổ biến nhất hiện nay

Giữa vô số sản phẩm trên thị trường hiện nay, phải làm sao để khách hàng biết đến và lựa chọn thương hiệu của bạn? Đó chính là lý do cho sự ra đời của Advertising - Quảng cáo. Vậy Advertising là gì? Và điều gì đã khiến công cụ này trở nên quan trọng đến vậy? Cùng PharMarketing tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Advertising (Quảng cáo) là gì?

Advertising hay quảng cáo là chuỗi hoạt động thu hút sự chú ý của khách hàng đến các nội dung đích được doanh nghiệp gửi gắm. Những nội dung này có thể liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thông điệp mà họ truyền tải,... Quảng cáo bao gồm cả những hình thức trả phí hoặc không cần trả phí và chúng có thể  xuất hiện trên đa dạng các kênh truyền thông như: TV, Báo chí, Mạng xã hội, Internet,... 

advertising là gì

Quảng cáo là một trong những công cụ Marketing phổ biến nhất hiện nay

Bên cạnh vai trò chủ yếu trong việc kích thích người tiêu dùng mua hàng thì hiện nay hình thức này còn có nhiều công dụng khác nữa như xây dựng thương hiệu, hay nâng cao nhận thức cho khách hàng,...

5 hình thức quảng cáo (Advertising) phổ biến hiện nay

Quảng cáo truyền thống

Khi chưa có sự xuất hiện của mạng Internet, các kênh như truyền hình, đài phát thanh hay in ấn… là những phương tiện quảng cáo được ưa chuộng sử dụng nhất . Những hình thức này thường thu hút đông đảo sự chú ý của khách hàng nhưng chi phí khá tốn kém. Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tài chính để đăng tải thông tin quảng cáo của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Quảng cáo hiển thị (Display Ads)

Display Ads là hình thức quảng cáo cho phép doanh nghiệp trả phí để đưa những thông tin về sản phẩm và thương hiệu xuất hiện trên một trang web thứ 3 - thường là những website nổi tiếng có lượng người truy cập cao như các kênh báo điện tử, tin tức online,.... hoặc trên các nền tảng mạng xã hội. Những nội dung quảng cáo này bao gồm các hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp hay tư vấn, thông tin liên hệ.... Để thu hút người xem trong quá trình hiển thị, Display Ads thường được thiết kế dưới dạng đồ họa, video sinh động, gây ấn tượng cho người nhìn và thể hiện những đặc trưng của thương hiệu.

các hình thức quảng cáo

Display Ads phát triển mạnh mẽ trong thời đại bùng nổ của Internet

Sự khác biệt chính giữa quảng cáo hiển thị và các loại hình quảng cáo khác là việc sử dụng kỹ thuật như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để tiếp cận đúng nhóm đối tượng mục tiêu. Loại quảng cáo thường được sử dụng trong Display Ads  là PPC (Pay per click) -  Chi phí trên mỗi lượt nhấp chuột và CPT (Cost Per Thousand) - Giá trên 1000 lượt hiển thị đầu tiên.

Quảng cáo truyền thông xã hội (Social Media Ads)

Với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, TikTok… các doanh nghiệp có thêm một nền tảng quảng cáo rất lý tưởng - Social Media Ads. Hầu hết các kênh social này đều cung cấp các dịch vụ quảng cáo trả phí  cho phép doanh nghiệp tập trung tiếp cận vào một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể.

Với số lượng người dùng đông đảo, mạng xã hội còn là nền tảng rất thuận tiện cho việc tạo nên hiệu ứng Viral marketing. Nếu nội dung quảng cáo của bạn có sự độc đáo, hấp dẫn với những thông điệp ý nghĩa, người dùng mạng xã hội sẽ có xu hướng truyền miệng, chia sẻ các thông tin quảng cáo này một cách rộng rãi, tự nhiên mà doanh nghiệp không cần trả thêm khoản phí nào.

Quảng cáo ngoài trời (OOH)

Theo trang Oohclub.vn, mức tăng trưởng của loại hình quảng cáo ngoài trời (Out of home) trung bình rơi vào khoảng 4,1%/ năm trong 9 năm qua  Đây là loại hình được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi tính hiệu quả, chi phí hợp lý cùng khả năng tạo ấn tượng nổi bật trong một số địa điểm đông người. Hiện nay trên thị trường có nhiều mẫu biển quảng cáo để khách hàng lựa chọn, đáp ứng được nhu cầu nhiều loại hình hoạt động cho cửa hàng nhỏ lẻ hay công ty hay tập đoàn lớn.

Quảng cáo tự nhiên (Native Ads)

Đã khi nào bạn bắt gặp quảng cáo xuất hiện kèm các bài viết trên các trang báo điện tử và thắc mắc đó là gì chưa?  Hình thức Native Ads hay quảng cáo tự nhiên đang trở thành xu hướng và được các doanh nghiệp lựa chọn vì sự xuất hiện khéo léo, không gây khó chịu cho khách hàng. Đôi khi độc giả không phát hiện ra đó là quảng cáo mà chỉ nghĩ là một nội dung liên quan của trang báo mình đang theo dõi. Mẫu quảng cáo tự nhiên Native Ads có thể  xuất hiện ở nhiều  trang báo lớn, uy tín như Kênh 14, Dân Trí, Vnexpress…

Mục tiêu khi triển khai Advertising

thiết lập mục tiêu triển khai advertising

Xác định mục tiêu giúp doanh nghiệp triển khai các chiến lược Advertising hiệu quả

Để triển khai Advertising thành công, bạn cần xác định được một số mục tiêu đề ra như sau:

  • Thông báo: Mỗi lần khách hàng tiếp xúc với nội dung quảng cáo là một lần được nhắc nhở về  thương hiệu. Quảng cáo giúp thông báo cho khách hàng về sự xuất hiện và tồn tại của thương hiệu.
  • Thuyết phục khách hàng hành động: Mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến khi triển khai Advertising là thuyết phục khách hàng đưa ra hành động như quyết định mua sản phẩm, đăng ký dùng thử, để lại thông tin tư vấn …
  • Nhắc nhở: khách hàng tiềm năng sẽ được nhắc nhở về thương hiệu mỗi khi nhìn thấy nội dung quảng cáo xuất hiện.
  • Mục tiêu khác: Ngoài ra loại hình này cũng được sử dụng cho một số mục đích khác như gia tăng doanh thu, chia sẻ kiến thức tới khách hàng hay xây dựng thương hiệu

Advertising (Quảng cáo) quan trọng như thế nào?

vai trò của quảng cáo

Quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Đối với doanh nghiệp

Lợi ích đầu tiên mà Advertising mang lại đó là tạo nhận thức cho khách hàng về thương hiệu hoặc  sản phẩm. Sau khi có sự chú ý, quảng cáo giúp hình thành ghi nhớ về hình ảnh và đặc trưng thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Ngoài ra doanh nghiệp tạo điểm nổi bật trước hàng nghìn đối thủ cạnh tranh khi người dùng nhận biết được điểm khác biệt sản phẩm của bạn. Doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng thông qua nhiều mẫu quảng cáo khác nhau.

Đối với khách hàng

Nhờ có quảng cáo, người tiêu dùng dễ dàng tìm được sản phẩm phù hợp với mình về tài chính, nhu cầu và mục đích sử dụng. Khi có nhiều thông tin được tiếp thị cùng lúc, khách hàng sẽ so sánh sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau và tham khảo trước khi đưa ra lựa chọn của mình.

Ưu điểm và nhược điểm của Advertising

Ưu điểm của quảng cáo

Kích thích khách hàng mua hàng: Quảng cáo giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến nhiều người tiêu dùng hơn, từ đó khơi gợi nhu cầu từ bên trong của người tiêu dùng để họ nhớ tới thương hiệu, sản phẩm và sẽ có quyết định mua hàng.

Giúp xây dựng thương hiệu: Việc xây dựng thương hiệu sẽ trở nên hiệu quả hơn nhờ hoạt động quảng cáo. Những nội dung quảng cáo hấp dẫn  giúp thương hiệu của bạn trở nổi bật hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó quảng cáo tăng độ nhận diện và xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

Đưa sản phẩm mới đến người tiêu dùng nhanh hơn: Trong quá trình ra mắt sản phẩm mới, cần quảng bá đến nhiều người, quảng cáo là kênh luôn được ưu tiên hàng đầu. Quảng cáo mang những hình ảnh thông tin về sản phẩm tiếp cận đến khách hàng mục tiêu, tạo sự chú ý và kích thích khách hàng tìm hiểu về sản phẩm.

Tăng niềm tin của khách hàng hiện tại vào thương hiệu: Khách hàng luôn có xu hướng lựa chọn những sản phẩm đến từ các thương hiệu mà họ cảm thấy quen thuộc. Quảng cáo có vai trò không ngừng nhắc nhở, gợi nhớ cho khách hàng về thương hiệu, dần tạo dựng hình ảnh thương hiệu vững chắc trong tâm trí người tiêu dùng. Ngoài ra, việc cung cấp, quảng bá thông tin về sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng giúp khách hàng nắm bắt nguồn gốc, xuất xứ và gia tăng niềm tin với thương hiệu của bạn.

Thu hút khách hàng mới: Quảng cáo hấp dẫn giúp thương hiệu gây ấn tượng và kích thích sự tò mò của khách hàng mới và mở rộng kinh doanh.
Định hướng khách hàng: Advertising cũng giúp doanh nghiệp điều hướng khách hàng từ những thông tin mà họ cung cấp, hỗ trợ quá trình định vị sản phẩm trên thị trường.

ưu và nhược điểm của advertising

Advertising được các doanh nghiệp ưa chuộng nhờ ưu điểm vượt trội 

Nhược điểm của Advertising

Giá sản phẩm có thể bị đẩy lên cao hơn so với giá trị thực: Khi các doanh nghiệp bỏ chi phí để quảng cáo sản phẩm thì có thể chi phí này sẽ được chuyển vào một phần giá bán sản phẩm ra thị trường.

Nhầm lẫn giữa các sản phẩm: Nhiều sản phẩm có tên gọi tương tự gần giống nhau theo công dụng khiến người dùng dễ nhầm lẫn khi tìm mua. Đặc biệt giữa vô vàn các quảng cáo, thông tin xuất hiện liên tục sẽ khiến bạn luôn phải tìm ra sự khác biệt cho thương hiệu của mình.

Cung cấp thông tin chưa chính xác: Đôi khi trên quảng cáo, các doanh nghiệp thường có xu hướng nói nhiều hơn  về tác dụng sản phẩm để thu hút được sự chú ý của khách hàng. 

Cạnh tranh trong quảng cáo vô cùng khắc nghiệt: Thị trường trực tuyến vẫn là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp khai thác và chiếm giữ thị phần trong tâm trí khách hàng thông qua quảng cáo. Tuy nhiên, với một số loại hình quảng cáo thì luôn có mức giá cạnh tranh về hiển thị (ví dụ FB Ads Engagement). Điều này khiến một số doanh nghiệp vừa và nhỏ khó cạnh tranh về giá quảng cáo với các "ông lớn" và phải đi tìm thị trường ngách hoặc hướng đi riêng cho mình.

KẾT LUẬN

Kết thúc bài viết này, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quát về  “Advertising là gì?”  và cùng hiểu được tầm quan trọng của công cụ này đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về nó hãy đón chờ những Blog tiếp theo của PharMarketing nhé!

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn