backtop

Top 8 công cụ Marketing ngành dược dự đoán sẽ lên ngôi trong năm 2024

15:52- 15/01/2024

Ngành dược phẩm là một ngành tiềm năng và mang lại lợi nhuận cao nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Để thành công trong ngành này, các thương hiệu cần nắm bắt và áp dụng những công cụ marketing mới nhất và hiệu quả nhất. Trong bài viết này, Pharmarketing sẽ chia sẻ với bạn 8 công cụ marketing nổi bật trong năm 2024. 

PR - Con đường xây dựng hình ảnh tích cực cho thương hiệu

PR là một chiến lược tiếp thị hiệu quả, giúp thương hiệu truyền tải những thông tin hữu ích về dược phẩm và các vấn đề về sức khỏe tới công chúng. Thương hiệu có thể sử dụng PR để cung cấp thông tin rõ ràng và cân bằng về các rủi ro và lợi ích của các sản phẩm dược phẩm. Ngoài ra, đây cũng là một công cụ để cập nhật những thông tin mới nhất cho cộng đồng y tế đồng thời đảm bảo tuân thủ những quy định của pháp luật.

Trong năm 2024, PR trong ngành dược sẽ tập trung nhiều vào KOL. KOL có thể là các chuyên gia y tế như bác sĩ, y tá, giám đốc bệnh viện hoặc các chuyên gia khác. Ngoài ra, việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà báo và cơ quan truyền thông đến có liên quan đến ngành dược. Bạn có thể chọn những nhà báo đáng tin đưa ra những nội dung đáng tin cậy và chất lược về sản phẩm dược. 

Automation Marketing & AI - Công cụ tiếp thị tương lai

AI và Marketing Automation là những công cụ tiếp thị dược phẩm không thể bỏ qua trong năm 2024. Các công nghệ này sẽ giúp thương hiệu tương tác với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân một cách hiệu quả và sáng tạo qua AI Chatbots. Sự xuất hiện của Chatbots giúp giảm bớt gánh nặng công việc của con người, loại bỏ sự sai sót và cải thiện sự hài lòng của bệnh nhân. Đặc biệt, với AI thương hiệu có thể khai thác dữ liệu nhanh chóng, chính xác để hiểu rõ hành vi của khách hàng, và tạo ra các chiến dịch tiếp thị phù hợp với từng đối tượng. 

Để tận dụng AI, bạn cần đảm bảo rằng dữ liệu bạn sử dụng là sạch và có cấu trúc, để có được những kết quả chính xác và đáng tin cậy. Bạn cũng cần thiết lập các công cụ Marketing Automation để học hỏi và thích nghi với các tương tác và phản hồi của khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả của chiến lược tiếp thị. 

Omnichannel Marketing - Tạo ra trải nghiệm liền mạch cho khách hàng

Tiếp thị đa kênh là một công cụ tiếp thị sáng tạo, mang đến cho khách hàng một trải nghiệm liền mạch và thống nhất trên nhiều kênh khác nhau. Mục tiêu là làm cho khách hàng cảm thấy được quan tâm và chăm sóc từ khi bắt đầu tiếp xúc với thương hiệu cho đến khi hoàn thành giao dịch. Bằng cách kết hợp các kênh tiếp thị như website, email, mạng xã hội, điện thoại, video, tiếp thị đa kênh giúp thương hiệu truyền đạt được thông điệp nhất quán, củng cố uy tín và niềm tin của khách hàng. 

Để tiếp thị đa kênh hiệu quả, hãy hiểu từng điểm tiếp xúc trong HCP (nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe) và hành trình của bệnh nhân, hay áp dụng những kiến thức này để cung cấp những nội dung có liên quan vào đúng thời điểm. Ngoài ra, để tạo nội dung phù hợp, các thương hiệu nên tận dụng phân tích dữ liệu để hiểu rõ nhu cầu và sở thích cụ thể cả các phân khúc khách hàng. 

Influencer Marketing - Mở rộng phạm vi tiếp cận thương hiệu

Các influencer là những người có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Khi họ chia sẻ những đánh giá và lời khuyên về các sản phẩm dược phẩm, họ có thể tăng cường sự tin tưởng và niềm tin của người tiêu dùng. Ngoài ra, influencer cũng có cộng đồng người hâm mộ riêng có nhu cầu và sự quan tâm tương tự. Do đó, các thương hiệu có thể hợp tác với các influencer để có thể tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. 

Trong thời gian qua, hiện tượng bác sĩ TikTok đã khiến người tiêu dùng phần nào mất đi niềm tin về các influencer trong chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, bạn cần đảm bảo chọn những người có độ tin cậy cao, có thể cung cấp những thông tin chính xác hữu ích cho người xem. Ngoài ra, đối tượng người theo dõi cũng phải phù hợp với thị trường mục tiêu của thuốc hoặc phương pháp điều trị. 

Livestream - Kết nối thương hiệu và khách hàng trực tuyến

Livestream là hình thức tuyệt vời để thương hiệu có thể kết nối với khách hàng của mình. Tuy nhiên, các thương hiệu nên kết hợp với các chuyên gia trong buổi livestream để thể hiện sự minh bạch, chuyên nghiệp. Các chuyên gia có thể giới thiệu về các sản phẩm, trả lời thắc mắc và đưa ra các lời khuyên, kinh nghiệm chuyên môn cho khách hàng, từ đó nâng cao giá trị và uy tín của thương hiệu.

Các nền tảng như Youtube, Facebook hay Tik Tok là những kênh phổ biến để thực hiện các buổi livestream. Tuy nhiên, khi sử dụng hình thức này, thương hiệu cần chú ý đến việc tuân thủ các nguyên tắc của ngành dược phẩm và cung cấp các thông tin chính xác.

Video Marketing - Công cụ tiếp cận dễ dàng tới khách hàng

Video Marketing là một cách tiếp thị dựa trên việc sử dụng các video để truyền đạt thông điệp và giá trị của thương hiệu. Đối với ngành dược phẩm, công cụ marketing này có thể giúp thương hiệu giải thích các thông tin phức tạp về thuốc và cách sử dụng một cách dễ hiểu và sinh động. Với video marketing, thương hiệu có thể mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra nhiều kênh khác nhau như mạng xã hội, các website, các ứng dụng di động,.. giúp thương hiệu có thể tiếp cận đến một lực lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Vậy làm thế nào để khai thác Video Marketing này tốt nhất? Các thương hiệu có thể bắt đầu từ một câu chuyện để dễ dàng tiếp cận đến người xem. Hãy chắc chắn tạo ra những câu chuyện xoay quanh câu chuyện thành công của bệnh nhân hay hành trình của một loại thuốc từ ý tưởng đến thị trường. Ngoài ra, hãy tạo ra một thông điệp hấp dẫn để có thể nhân cách hóa thương hiệu của mình. 

Mobile App Marketing - Công cụ tiếp thị giúp khách hàng tương tác với thương hiệu tức thời

Với sự phát triển của công nghệ, tiếp thị ứng dụng sẽ là một công cụ tiếp thị dược phẩm không thể bỏ qua trong năm 2024. Tiếp thị ứng dụng di động cho phép thương hiệu tận dụng các lợi thế của chuyển đổi kỹ thuật số, như khả năng thu thập và phân tích dữ liệu, khả năng tùy biến và cá nhân hóa nội dung, khả năng tăng cường sự tương tác và gắn kết khách hàng. 

Để sử dụng ứng dụng điện thoại như một chiến lược tiếp thị hiệu quả, các thương hiệu cần đảm bảo rằng các ứng dụng của mình tuân thủ các quy định về quyền riêng tư dữ liệu như HIPAA, GDPR và các quy định cụ thể của ngành. Các ứng dụng phải được thiết kế trực quan và dễ dàng sử dụng, cũng như cung cấp giá trị thông qua các tính năng và nội dung của nó. 

Social Media - Kênh tiếp thị thu hút khán giả hiệu quả

Social Media là một kênh tiếp thị linh hoạt, giúp thương hiệu tạo ra sự tương tác trực tiếp và hai chiều với khách hàng. Thông qua các nền tảng truyền thông xã hội, thương hiệu có thể chia sẻ những nội dung hấp dẫn, trả lời các câu hỏi thắc mắc và tạo dựng cộng đồng quanh thương hiệu dược phẩm của mình. Sự tham gia này giúp thương hiệu xây dựng mối quan hệ với khách hàng bền vững và hiểu rõ hơn về nhu cầu và trải nghiệm của bệnh nhân. 

Để khai thác tối đa kênh truyền thông xã hội, thương hiệu có thể sử dụng nhiều đối tượng khách hàng như Facebook, Tiktok hay X (trước đó là Twitter). Mỗi nền tảng có những đặc điểm và lợi thế riêng, do đó thương hiệu cần chọn lựa và tối ưu hóa nội dung phù hợp với từng nền tảng. Thêm đó, các thương hiệu cũng cần đầu tư vào những nội dung chất lượng cao, hấp dẫn và mang lại giá trị để có thể thu hút khách hàng. 

Lời kết

Ngành dược phẩm đã sẵn sàng cho những thay đổi đáng kể vào năm 2024 được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và những thay đổi của thị trường đang phát triển. Hy vọng thông qua bài viết này, Pharmarketing sẽ mang lại cho bạn những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích giúp bạn thành công trong ngành dược phẩm. 

Vũ Lê - Pharmarketing

Nguồn: Intelligent Relations

 

 

 

 

Nguồn: Intelligent Relations
Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn