backtop

Cơ hội và thách thức nào đang chờ đón ngành Dược phẩm Việt Nam trong năm 2023?

Theo báo cáo mới đây của  Vietnam Report, thị trường ngành Dược phẩm Việt Nam 2023 sẽ chịu ảnh hưởng mạnh từ xu hướng tiêu dùng mới và làn sóng suy thoái kinh tế toàn cầu.

Kết thúc năm 2022 với rất nhiều tín hiệu tích cực, thị trường Dược phẩm Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2023 với nhiều thách thức và cơ hội mới.

Khép lại thị trường Dược phẩm 2022

Theo khảo sát của Vietnam Report, thời điểm cuối năm 2022 (tháng 10 -11), 90% doanh nghiệp Dược phẩm ghi nhận mức doanh thu tăng và 80% ghi nhận mức lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2022 cao hơn so với cùng kỳ 2021. 

Tuy nhiên có thể thấy sự chuyển biến đáng kể trong cơ cấu doanh thu của ngành Dược phẩm 2022, bởi một số nguyên nhân:

  • Sự ảnh hưởng của dịch Covid 19 đầu năm 2022: Nửa đầu năm 2022, đại dịch Covid 19 vẫn ảnh hưởng rất lớn đến mức chi tiêu Dược phẩm của người dân. Trong đó, quá trình điều trị Covid 19 đã trở nên chủ động hơn, người bệnh có thể tự mua và điều trị với các loại thuốc được bán tại các điểm bán lẻ Dược phẩm.
  • Nhu cầu cao với nhóm sản phẩm chăm sóc sức khỏe: Nhu cầu phòng chống và cải thiện sức khỏe sau đại dịch cũng ngày một tăng cao, tạo động lực cho các dòng dược phẩm chăm sóc sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. 
    Các chuỗi nhà thuốc chiếm ưu thế trên thị trường bán lẻ: Mô hình hoạt động hiện đại, số hóa, mức giá ưu đãi, cùng các chiến lược thương hiệu rầm rộ đã khiến cho các chuỗi nhà thuốc lớn như FPT Long Châu, Pharmacity,... chiếm ưu thế nhiều hơn so với các nhà thuốc nhỏ lẻ.
  • Kênh thuốc OTC tăng trưởng mạnh, trong khi ETC có dấu hiệu suy giảm: Sự phát triển của các chuỗi nhà thuốc cùng nhu cầu tự chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng tăng cao đã tạo động lực thúc đẩy doanh thu kênh thuốc OTC tăng trưởng liên tục trong thời gian vừa qua. Trong khi đó kênh ETC lại có dấu hiệu suy giảm từ giai đoạn đầu năm 2021.

Thách thức

Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng cùng những tác động từ làn sóng suy thoái kinh tế, chính trị trên toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục tạo nên những thách thức rất lớn đối với ngành Dược phẩm Việt Nam trong năm 2023:

Rủi ro từ chuỗi cung ứng, chi phí hậu cần tăng cao

Hiện nay, Việt Nam vẫn cần nhập khẩu dược liệu từ nước ngoài với tỷ lệ khá cao lên tới 80 - 90%. Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ với báo Tiền phong, dù rất nỗ lực tìm nguồn thuốc và vật như nhưng hiện vẫn còn thiếu bởi hai lý do chính: Đấu thầu nhưng không có doanh nghiệp nào trúng hoặc trúng nhưng không cung cấp hàng, do bị đứt gãy chuỗi cung ứng. 

Sức ép tỷ giá gia tăng do lạm phát

Mặc dù ngành Y Dược được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khá ổn định và không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tình trạng suy thoái kinh tế trên toàn cầu. Tuy nhiên việc lạm phát bùng nổ khiến các doanh nghiệp trong ngành không thể tránh khỏi sức ép tỷ giá gia tăng, gây áp lực lên chi phí sản xuất, đặc biệt chi phí nguyên vật liệu. 

Chi phí nguyên liệu thô gia tăng mạnh

Mặc dù là quốc gia sở hữu nguồn Dược liệu rất đa dạng nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn dược liệu do những hạn chế về kỹ thuật trồng và chế biến dược liệu.

Theo TS. Tạ Mạnh Hùng, Phó cục trưởng Cục quản lý Dược thuộc Bộ  Y Tế, nguồn cung nguyên liệu Dược trong nước hiện khá hạn chế do có rất ít doanh nghiệp đơn vị sản xuất. Vì vậy, 90% nguyên liệu hóa dược Việt Nam phải nhập khẩu từ các nguồn như Trung Quốc, Ấn Độ,...  Cộng thêm những ảnh hưởng từ tỷ giá, lạm phát,... khiến cho giá thuốc xuất khẩu của Việt Nam cao hơn 20 - 25% so với Trung Quốc và Ấn Độ.

Mức độ cạnh tranh trong ngành tăng cao

Ngoài ra, phần lớn các doanh nghiệp trong nước tập trung sản xuất các dòng thuốc phổ biến hơn so với các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị, có yêu cầu kỹ thuật bào chế hiện đại. Phân khúc thuốc điều trị, chuyên khoa,... với giá trị cao hoàn toàn do các doanh nghiệp ngoại chiếm ưu thế. Trong khi đó, tình trạng cạnh tranh ở phân khúc các loại thuốc phổ biến, thông dụng lại ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp sản xuất chồng chéo, tranh giành các thị phần.

cơ hội và thách thức ngành dược
Mức độ cạnh tranh cùng làn sóng suy thoái kinh tế là hai nhân tố tác động chủ yếu đến ngành Dược 2023

Cơ hội

Kết quả khảo sát từ Vietnam Report cho thấy, 69.2% các doanh nghiệp Dược vẫn có niềm tin vào triển vọng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 và 42.9% lạc quan với triển vọng của ngành Dược phẩm.

Động lực thúc đẩy từ phía chính chủ và nhà nước

Năm 2023, dự đoán kênh thuốc ETC sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng do sự phát triển của cơ sở hạ tầng y tế, gia tăng triển khai bảo hiểm y tế quốc gia,.... Theo Fitch Solution, kênh thuốc kê ETC sẽ đạt 5.754 tỷ USD vào năm 2025, chiếm tỷ trọng đáng kể là 76,6% tổng doanh thu bán thuốc.

Xu hướng gia tăng nhu cầu với một số nhóm sản phẩm điều trị

Theo khảo sát của Vietnam Report với các doanh nghiệp Dược, nhu cầu với một số loại thuốc điều trị có xu hướng gia tăng như: 

  • Tăng cường hệ miễn dịch, đề kháng: 85,7%
  • Điều trị và hỗ trợ điều trị ung thư: 85,7%
  • Chống tiểu đường: 71,4%
  • Kháng virus: 64,3%
  • Da liễu: 57,1%

Ngoài ra, xu hướng chuyển từ điều trị sang phòng ngừa cũng đang ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Do đó, các hoạt động nghiên cứu và phát triển vacxin phòng bệnh, các loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch, đề kháng,... cho đến các hoạt động giáo dục, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ngày càng trở nên phổ biến và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Động lực từ sự phát triển công nghệ

Không chỉ tạo động lực mạnh mẽ trong các hoạt động nghiên cứu và phát triển dược phẩm, công nghệ còn góp phần quan trọng trong việc tối ưu quy trình hoạt động & sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn