“Đột biến” hành vi tiêu dùng hậu đại dịch, ngành Chăm sóc sức khỏe cần phải làm gì?
Sau cơn bão Covid 19, ngành Chăm sóc sức khỏe dường như đang đứng trước một “cuộc cách mạng” trong hành vi của người tiêu dùng. Những chuyển biến mạnh mẽ về nhu cầu và xu hướng chăm sóc sức khỏe khiến doanh nghiệp trong ngành gặp nhiều khó khăn trong quá trình thích nghi.
Vậy hành vi của người tiêu dùng cho ngành Chăm sóc sức khỏe đã “đột biến” như thế nào sau đại dịch Covid 19? Và các doanh nghiệp Y Dược cần phải làm gì để nắm bắt cơ hội kinh doanh trong bối cảnh thị trường mới? Cùng PharMarketing phân tích những biến động mới nhất về hành vi người tiêu dùng ngành Chăm sóc sức khỏe Việt Nam trong bài viết dưới đây!
4 đặc điểm “nhận diện” người tiêu dùng Việt Nam
Sau “Cơn bão” Covid 19, “chân dung” của người tiêu dùng cũng đang dần được định hình lại bởi 4 nhóm đặc điểm chính như sau:
Tâm lý tiêu dùng tích cực
Theo số liệu khảo sát từ Deloitte, khoảng 80% người tiêu dùng Việt Nam bày tỏ thái độ tương đối lạc quan sau đại dịch. Kết quả tích cực này có được phần lớn nhờ vào nỗ lực chống dịch hiệu quả của Việt Nam trong suốt hai năm đại dịch, giúp giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng của dịch bệnh tới kinh tế và đời sống của người dân.
Dịch chuyển ưu tiên trong thói quen tiêu dùng sang các mặt hàng thiết yếu
Mức độ ưu tiên trong chi tiêu tiêu dùng của người dân Việt Nam có sự biến đổi mạnh sau đại dịch. Trong đó, các nhóm sản phẩm thiết yếu, đặc biệt là nhóm sản phẩm chăm sóc sức khỏe đang trở thành những ưu tiên hàng đầu của người dân.
Đối với ngành Chăm sóc sức khỏe, chất lượng sản phẩm, mức độ an toàn và uy tín thương hiệu là ba yếu tố chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng.
Tăng cường sử dụng các nền tảng kỹ thuật số
Xu hướng số hóa cùng dư âm giãn cách xã hội từ đại dịch Covid 19 đã khiến cho tần suất sử dụng các nền tảng số tăng trưởng mạnh mẽ. Sàn thương mại điện tử và các kênh mua hàng trực tuyến trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Việt.
Kéo theo đó, chiến lược phát triển mô hình bán hàng đa kênh - Omnichannel, phát triển hệ thống phân phối, Logistic, vận chuyển,... đang trở thành những mục tiêu ưu tiên của các doanh nghiệp Y Dược.
Mong muốn có trải nghiệm mua sắm tốt hơn
Thay cho những chương trình giảm giá hay khuyến mãi sâu, trải nghiệm mua sắm tối ưu trở thành mong muốn lớn nhất của hầu hết người tiêu dùng Việt Nam.
Theo khảo sát của Deloitte (2020), mức độ hài lòng với lần mua trước của họ (19%), sự thuận tiện và tốc độ giao hàng (17%) và trải nghiệm dịch vụ khách hàng dễ chịu (15%),... là những động lực chính cho những lần mua hàng tiếp theo.
Sự “đột biến” trong hành vi tiêu dùng ngành Chăm sóc sức khỏe
Bên cạnh 4 nhóm đặc điểm chính của người tiêu dùng Việt Nam, nhu cầu và xu hướng chi tiêu trong ngành Chăm sóc sức khỏe là một trong những nhóm hành vi có sự biến động mạnh mẽ nhất sau đại dịch Covid 19. Cụ thể:
Chi tiêu cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao
Với những thiệt hại từ Covid 19, nhận thức của người dân các vấn đề sức khỏe đã có sự chuyển biến rõ rệt. Kéo theo đó, nhu cầu cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng đã và đang gia tăng đột biến sau đại dịch. Theo khảo sát của Deloitte: có tới 58% hộ gia đình đã tăng mức chi tiêu cho các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong và sau đại dịch. Điều này đã mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu rất lớn cho các doanh nghiệp trong ngành, tuy nhiên đi cùng với đó cũng là mức độ cạnh tranh đang ngày một gay gắt.
Xu hướng bảo vệ môi trường trong quyết định mua hàng
Theo nghiên cứu của Nielsen: 74% người tiêu dùng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho rằng sản phẩm về vệ sinh và bảo vệ sức khỏe rất quan trọng và 77% sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua những sản phẩm này. Lối sống xanh đang trở thành xu hướng của đông đảo người tiêu dùng tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Vì vậy, các sản phẩm hướng đến bảo vệ môi trường và sức khỏe đang chiếm ưu thế rõ rệt trên thị trường hiện nay.
Thói quen đặt hàng và thanh toán trực tuyến
Thói quen giãn cách sau 2 năm đại dịch đã tạo tiền đề cho sự bùng nổ nhu cầu mua sắm trực tuyến trong ngành Chăm sóc sức khỏe. Với các kênh thương mại điện tử, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm, mua hàng mọi lúc mọi nơi, vượt qua những giới hạn về không gian và thời gian, tạo nên sự thuận tiện tối ưu trong quá trình mua hàng.
Theo Facts & Factors, quy mô thị trường Dược phẩm trực tuyến trên toàn cầu được dự đoán sẽ đạt mức 210,35 tỷ USD vào năm 2028 với mức tăng trưởng CAGR - 17,83%. Do đó việc phát triển kênh phân phối online là nhiệm vụ tất yếu của mọi doanh nghiệp trong ngành Chăm sóc sức khỏe.
Nhu cầu y tế kỹ thuật số tăng trưởng mạnh
Covid 19 khiến cho các dịch vụ y tế trực tiếp gặp phải nhiều hạn chế. Thay vào đó các công cụ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên nền tảng số đang dần nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng. Một số nhóm sản phẩm, dịch vụ được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm như: Tư vấn trực tuyến, Ứng dụng chăm sóc sức khỏe, hồ sơ sức khỏe điện tử, đặt lịch hẹn online,...
Theo thống kê từ Younet với 15,027 lượt thảo luận về giải pháp khám trực tuyến: Có tới 52% thảo luận ủng hộ tích cực bao gồm các thảo luận: “Tiết kiệm thời gian”, “tiết kiệm chi phí”, “tránh đường xa”, “không phải chờ đợi”, “tránh lây nhiễm chéo”. Và 46.73% trung lập bao gồm các thảo luận: “xin ý kiến bác sĩ”, “chia sẻ trên trang cá nhân”, “tag bạn bè và người thân”.
Như vậy, có thể thấy sự thay đổi nhận thức về sức khỏe và ảnh hưởng của làn sóng số hóa là hai nhân tố chính tạo nên “cuộc cách mạng” hành vi tiêu dùng trong ngành Chăm sóc sức khỏe thời gian qua. Sự phát triển của công nghệ số không chỉ mở ra cơ hội cho sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa mà còn là nền tảng tiếp thị đầy tiềm năng giúp các nhãn hàng tiếp cận lượng lớn khách hàng, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
Ngành Y Dược “gồng mình” thích nghi cùng xu hướng tiêu dùng mới
Trước những sự chuyển biến nhanh chóng của xu hướng tiêu dùng trong ngành Chăm sóc sức khỏe, các doanh nghiệp đã và đang gặp phải không ít khó khăn. Việc thích nghi với bối cảnh thị trường mới trở thành bài toán nan giải do sự thiếu hụt về nguồn lực và không có được định hướng đúng đắn.
Để đảm bảo bắt kịp xu hướng mới, ngành Y Dược nói riêng và Chăm sóc sức khỏe nói chung đang tập trung vào một số nhóm nhiệm vụ chính như sau:
Bệnh viện
Về phía nhóm bệnh viện, các dịch vụ y tế số đang chiếm ưu thế mạnh:
- Phát triển y tế điện tử: Phát triển các nền tảng triển khai khám chữa bệnh từ xa: Tư vấn y tế từ xa, hội chẩn từ xa,... Kết hợp với nhiệm vụ tích hợp dữ liệu: xây dựng hồ sơ y tế online,...
- Dịch vụ xét nghiệm tại nhà: Các dịch vụ xét nghiệm tại nhà bùng nổ trong và sau Covid 19. Nhiều bệnh viện phát triển mạnh dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà như Medlatec, BV Phương Đông,...
- Bổ sung các dịch vụ xét nghiệm và khám bệnh "hậu covid": Bổ sung danh mục các dịch vụ xét nghiệm sức khỏe tổng quan hậu Covid và các bệnh do "hậu Covid".
Doanh nghiệp Dược phẩm
Về phía Dược phẩm, các doanh nghiệp trong ngành tập trung vào việc tối ưu trải nghiệm khách hàng:
- Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng online: Các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ online, đặt lịch hẹn online, tiếp thị số... được đẩy mạnh nhằm tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng trên môi trường số.
- Cải thiện dịch vụ vận chuyển: Dịch vụ giao hàng tận nơi, kết hợp cùng các đơn vị giao hàng,... kết hợp cùng các ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu hóa hành trình mua hàng của người tiêu dùng.
- Phát triển các kênh phân phối online: Thương mại điện tử phát triển vượt bậc trong ngành Chăm sóc sức khỏe với những ưu điểm vượt trội trong việc tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong bối cảnh thị trường mới.
- Tổ chức hội thảo online - offline kết hợp: Thông qua việc chia sẻ những kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe, nhãn hàng có được cơ hội tiếp cận, tương tác và tạo mối quan hệ mật thiết với khách hàng.
- Đẩy mạnh sản phẩm tăng cường đề kháng và phòng dịch: Sau Covid 19, các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng và phòng dịch, điều trị các bệnh di chứng sau khi mắc COVID-19 được đẩy mạnh.
Chuyển đổi số - Giải pháp cấp thiết cho ngành Y Dược
Có thể thấy, hầu hết sự biến đổi trong hành vi tiêu dùng đều bị tác động bởi môi trường số và mọi chiến lược phát triển của các nhãn hàng Y Dược hiện nay đều cần có sự hỗ trợ của các công nghệ số. Theo báo cáo của Vinasa, 92% các doanh nghiệp Việt có nhu cầu chuyển đổi số, tuy nhiên 90% trong số này chưa có hiểu biết về chuyển đổi số và 72% chưa biết bắt đầu từ đâu.
Về nhu cầu, các doanh nghiệp mới chuyển đổi số quan tâm cao tới các giải pháp tiếp thị trực tuyến (57%) và làm việc nội bộ (53.7%). Bên cạnh đó, để tăng tốc độ phát triển, các doanh nghiệp cũng đang chú trọng tới phân tích dữ liệu, báo cáo thông minh (63.5%), quản lý hệ thống khách hàng (CRM) và quản lý kênh bán hàng (Omni Channel Sales) (60.7%) - Theo Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021.
Tuy nhiên, đa phần doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong chuyển đổi số như: Thiếu nguồn nhân lực (53%), khó khăn khi đầu tư ứng dụng công nghệ số (60,1%), Thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số (45,4%), thiếu thông tin về công nghệ số (40,4%),... Theo IBM, chỉ có 7% doanh nghiệp Dược đã chuyển đổi số tại Việt Nam, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ các ngành khác là 15%, cho thấy sự chậm trễ trong việc đáp ứng khách hàng của các doanh nghiệp Dược phẩm.
Khảo sát những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển đổi số - Theo Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhìn chung, chuyển đổi số đang trở thành một nhiệm vụ rất cấp thiết để có thể đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới trong ngành Dược phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành cần chú trọng đến việc tìm kiếm các giải pháp và thực hiện chuyển đổi sổ nhanh chóng, kịp thời.
Tìm kiếm giải pháp Chuyển đổi số - Đột phá doanh thu ngành Dược phẩm tại:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn