ChatGPT là gì? ChatGPT có thể ảnh hưởng như thế nào đến Marketing Dược phẩm?
Sự xuất hiện của siêu Chatbot ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI - ChatGPT đã khiến cho không ít nhà tiếp thị lo lắng trước nguy cơ bị thay thế bởi công cụ này.
ChatGPT là một ứng dụng chatbot được phát triển bởi OpenAI, ra mắt vào 31 tháng 11 năm 2022. Chỉ hơn hai tháng kể từ ngày ra mắt, “siêu AI” này đã cán mốc 100 triệu người dùng, tạo nên một làn sóng công nghệ trên toàn cầu bởi những tính năng đáng kinh ngạc mà nó mang lại.
Những điều bạn cần biết về ChatGPT?
Sam Altman - đồng sáng lập và CEO OpenAI là người đứng sau sự ra đời của ChatGPT. Dưới sự điều hành của Altman, OpenAI nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công nổi bật khi liên tiếp cho ra mắt những sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo với hiệu năng vượt trội. Trước đó, OpenAI cũng từng gây ấn tượng bởi ứng dụng AI Dall-E 2 với khả năng tạo nên các tác phẩm nghệ thuật chỉ với các chuỗi văn bản. Tuy nhiên, chỉ đến khi ChatGPT ra mắt vào cuối tháng 11/2022, OpenAI mới thực sự trở thành cái tên bùng nổ trên toàn cầu bởi những tính năng đáng kinh ngạc mà siêu chatbot này mang lại cho người dùng.
Về bản chất, ChatGPT là một chatbot được hỗ trợ bởi AI - Trí tuệ nhân tạo cho phép người dùng mô phỏng các cuộc trò chuyện giống con người. Công cụ này có khả năng trả lời mọi câu hỏi của người dùng với độ chính xác cực cao và thậm chí là soạn văn bản, kịch bản theo ý muốn,...
Điểm đặc biệt của ChatGPT so với các ứng dụng chatbot trên thị trường năm ở tập dữ liệu khổng lồ mà OpenAI đã trang bị cho công cụ này. ChatGPT được đào tạo trên một tập dữ liệu chứa 175 tỷ thông số và 570GB. Một cách đơn giản, 570GB này tương đương với hơn 385 triệu trang trên Microsoft Word, cho thấy một kho dữ liệu đồ sộ mà không một chatbot nào khác có được. Nhờ đó, ChatGPT gần như có thể bao quát hầu hết các lĩnh vực và ngành nghề hiện nay.
ChatGPT liệu có thể ảnh hưởng như thế nào đến Marketing?
Không ít nhà tiếp thị lo lắng sẽ bị thay thế bởi “Siêu AI” này, đặc biệt ở các mảng về sáng tạo nội dung. Tuy nhiên liệu rằng ChatGPT có thể thực sự mang lại hiệu quả như con người trong các hoạt động tiếp thị không?
Trước tiên phải kể đến những tính năng mà ChatGPT có thể mang lại cho người dùng:
- Hỗ trợ viết nội dung cơ bản, học thuật: ChatGPT có thể tổng hợp và viết nên một số bài báo cơ bản mà ít gặp phải những lỗi như chính tả, dấu câu,... như người viết thông thường. Ngoài ra tốc độ tổng hợp và tạo nội dung của ChatGPT nhanh hơn rất nhiều so với con người, do đó các marketer có thể cải thiện đáng kể thời gian sản xuất nội dung.
- Cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng: ChatGPT được kỳ vọng sẽ tạo nên bước cải tiến đột phá trong hoạt động chăm sóc khách hàng. Vượt qua những giới hạn về công suất, thời gian làm việc hay tốc độ xử lý của con người, ChatGPT có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau với tốc độ xử lý nhanh chóng, độ chính xác cao, tăng mức độ hài lòng của khách hàng.
- Tự động hóa các hoạt động tiếp thị thường niên: Theo báo cáo từ HubSpot, phần lớn nhà tiếp thị dành lượng lớn thời gian cho những hoạt động marketing đơn giản lặp đi lặp lại như các bài đăng hằng ngày trên mạng xã hội, email marketing,... ChatGPT có thể cải thiện vấn đề này với khả năng tạo nội dung tương đối đa dạng, linh hoạt.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy ChatGPT vẫn tồn tại rất nhiều hạn chế và khó có thể thay thế con người, đặc biệt trong hoạt động Marketing. Cụ thể:
- Thiếu cảm xúc: Mặc dù ChatGPT đã có nhiều sự cải thiện rõ rệt về cảm xúc trong quá trình tương tác với người dùng so với các chatbot khác. Tuy nhiên sự linh hoạt về cảm xúc của siêu AI này rõ ràng vẫn không thể nào thực tế và linh hoạt như con người.
- Độ chính xác: Mặc dù ChatGPT được đánh giá cao bởi kho dữ liệu khổng lồ và khả năng sắp xếp câu từ chuẩn xác, tuy nhiên công cụ này vẫn tồn tại những sai sót do một số nguyên nhân như không thể hiểu chính xác nhu cầu phức tạp của người dùng,... Ngoài ra, ChatGPT cũng khó lòng bám sát thông điệp và hình ảnh thương hiệu như các content creator.
- Tính sáng tạo: ChatGPT có kho dữ liệu lớn nhưng lại thiếu những trải nghiệm thực tế mỗi ngày của con người, thiếu cảm xúc, tình cảm,... Do đó, công cụ này cũng bị hạn chế nhiều về khả năng sáng tạo như con người.
Như vậy, có thể thấy ChatGPT phần nào có thể giúp doanh nghiệp tinh giản hoạt động, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các hoạt động Marketing. Tuy nhiên yếu tố con người vẫn luôn là điều không thể thiếu trong một chiến lược tiếp thị hiệu quả, độc đáo, ấn tượng. Và hơn hết, con người là nhân tố cốt lõi để khai thác tối ưu hiệu quả của ChatGPT trong hoạt động Marketing. Đặc biệt, với một lĩnh vực nhạy cảm, mang tính đặc thù chuyên ngành cao như Dược phẩm, sự linh hoạt, nhạy bén trong việc nắm bắt cảm xúc người tiêu dùng là rất quan trọng - đây cũng là điều mà AI khó lòng thay thế con người.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn