8 bước triển khai social media trong ngành Dược hiệu quả
Theo We Are Social & Kepler, nước ta có 76.95 triệu người dùng mạng xã hội (tương đương 97.85% dân số từ 13 tuổi trở lên). Con số này vẫn tiếp tục tăng mạnh qua mỗi năm với dự kiến năm 2022 tăng thêm 6.9%. Với lượng người dùng đông đảo này, mạng xã hội chính là môi trường tiềm năng để triển khai social media trong ngành dược hiệu quả. Trong bài viết này, PharMarketing sẽ hướng dẫn bạn đọc cách triển khai social media trong ngành dược phẩm tích cực, phù hợp nhất.
Cách triển khai social media trong ngành dược
Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến khách hàng bắt đầu tìm hiểu và mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Các đơn vị kinh doanh dược phẩm cần thay đổi và thích nghi với tình hình mới để phát triển bền vững, hiệu quả. Dưới đây là các bước triển khai social media trong ngành dược như sau:
Xác định nền tảng social media phù hợp
Y tế, chăm sóc sức khỏe là những ngành có tính chất đặc thù, chuyên môn cao nên khi triển khai social media trong ngành dược phải chú ý cân bằng chuyên môn và quảng cáo để không gây ra rủi ro truyền thông. Theo thống kê từ trang web Searchenginewatch, có 90% người từ 18 đến 24 tuổi cho biết họ tin tưởng thông tin y tế được chia sẻ trên mạng xã hội. Do đó, các doanh nghiệp cần xác định thói quen của người dùng là gì để lựa chọn hình thức xây dựng nội dung phù hợp nhất:
Theo nghiên cứu của Matt Ahlgren, 31.5% tổng số người dùng Facebook có độ tuổi từ 25-34 tuổi. Đây cũng là nhóm tuổi hoạt động Facebook tích cực nhất. Các thương hiệu nên xem xét yếu tố này để tạo dựng nội dung phù hợp, đánh trúng vào nhu cầu và tâm lý mua hàng của tệp đối tượng này như:
- Livestream tư vấn, chia sẻ bí quyết
- Giao lưu, trao đổi các xu hướng, vấn đề dược phẩm hiện tại
- Cập nhật thông tin sản phẩm mới
- Tổ chức các chương trình khuyến mãi, thử thách hấp dẫn
- …
Ngoài ra, Facebook cũng hỗ trợ nhiều tính năng đăng tải miễn phí với đa dạng hình thức như văn bản, video, hình ảnh, infographic, v.v.
Bên cạnh Pinterest, đây cũng là nền tảng có nhiều quy định nghiêm ngặt về quảng cáo có phí đối với ngành dược phẩm. Tuy nhiên, các marketer vẫn có thể sử dụng LinkedIn như một kênh triển khai social media trong ngành dược đáng chú ý.
Đối tượng mục tiêu thường gặp trên LinkedIn là những khách hàng có chuyên môn cao như bác sĩ, chuyên gia, dược sĩ, các đại diện phân phối, thậm chí là đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, cần nghiên cứu và xác định rõ những nội dung, thông điệp nào mang đến giá trị và tạo ấn tượng tốt nhất cho họ.
Theo thống kê của Adsplus, hều hết người dùng Instagram có độ tuổi dưới 35 với hơn 60% người hoạt động tích cực từ 18 đến 34 tuổi. Đây cũng trang mạng xã hội yêu thích của nhiều người thế hệ genZ. Để tiếp cận nhóm người dùng trẻ tuổi này, các thương hiệu dược phẩm phải triển khai các chiến lược marketing sáng tạo, hấp dẫn như nhiều hình ảnh trực quan, các infographic thu hút hoặc video chất lượng, đặc sắc.
Youtube
Theo nghiên cứu của Hootsuite Global State of Digital 2022, Youtube có tới 1.7 tỷ người dùng truy cập mỗi tháng, vượt xa cả Facebook, Instagram hay Wikipedia, Amazon. Youtube là một nền tảng sáng tạo nội dung nổi tiếng với đa dạng các lĩnh vực, chủ đề cho mọi đối tượng. Việc triển khai social media trong ngành dược ở hình thức này có thể dưới dạng các video: giải đáp ngắn về sản phẩm, chia sẻ bí quyết, thông tin hữu ích cho người xem.
Xây dựng thương hiệu cá nhân
Đào tạo nhân viên thành các đại sứ thương hiệu trên mạng xã hội là phương thức triển khai social media trong ngành dược nổi bật hiện nay. Thống kê của Cisco cho biết, các bài chia sẻ từ nhân viên có khả năng tạo ấn tượng và giữ chân người xem tốt gấp 8 lần so với nội dung chia sẻ thông thường. Bên cạnh đó, tâm lý khách hàng cũng thường yêu thích và tin tưởng vào những trải nghiệm, thông điệp thực tế từ chính nhân viên nội bộ hơn là tin tức quảng cáo được công bố.
Các đơn vị dược phẩm nên khuyến khích nhân viên có tầm ảnh hưởng xây dựng một trang mạng xã hội chuyên nghiệp để lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm y tế đến với người dùng. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng tài khoản của mình để chia sẻ lại những câu chuyện, trích dẫn nổi bật từ các nhân viên.
Xem thêm: 10 bước xây dựng thương hiệu cá nhân cho người mới bắt đầu!
Phát triển nội dung giáo dục dược phẩm và sức khỏe
Mục tiêu hàng đầu của lĩnh vực y tế là trang bị cho mọi người về kiến thức sức khỏe và các sản phẩm y dược. Khi các thương hiệu cung cấp các thông tin giá trị, hữu ích như tư vấn y tế, chăm sóc sức khỏe, v.v sẽ được người dùng đón nhận và quan tâm tích cực. Điều này góp phần xây dựng uy tín, chuyên nghiệp cho đơn vị trong lòng người tiêu dùng.
Điển hình là thương hiệu Dạ Hương của Dược phẩm Hoa Linh đã chiếm lĩnh thị trường dung dịch vệ sinh phụ nữ tại Việt Nam bằng các chủ đề Talkshow cùng chuyên gia, chia sẻ các kiến thức hữu ích liên quan đến sức khỏe phụ khoa với quy mô nội dung đa dạng, phong phú. Các thông tin, tiêu điểm chính trong buổi trò chuyện đều được tổng hợp và đăng tải độc quyền trên Kênh 14 và Fanpage hiển thị ở những vị trí nổi bật, dễ thấy. Với chiến lược phát triển marketing này, Dạ Hương đã định vị thành công một thương hiệu vì sức khỏe, vì lợi ích cộng đồng, mang lại niềm tin và uy tín cho khách hàng.
Tận dụng hình thức video marketing
Video là một hình thức truyền tải nội dung phổ biến trên nhiều nền tảng mạng xã hội với 69% người dùng yêu thích định dạng này (theo Social Media Today). Hạn chế của việc sản xuất nội dung video là tốn nhiều thời gian, chi phí và nguồn lực. Tuy nhiên, các thương hiệu dược phẩm thường đầu tư nhiều cho ngân sách marketing nên việc triển khai social media trong ngành dược bằng video hoàn toàn phù hợp. Cung cấp thông điệp y tế dưới dạng video sẽ nâng cao độ tiếp cận và thu hút khán giả cao hơn so với các hình thức văn bản thông thường.
Chẳng hạn như thương hiệu cốm vi sinh GoldBee đã ứng dụng kỹ thuật đồ họa 2,5D vào các sản phẩm video hoạt hình quảng cáo ý nghĩa, sinh động cho trẻ em. Dù các bé không phải là nhóm người dùng trực tiếp ra quyết định mua hàng nhưng với tâm lý phụ huynh sẽ quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm mà bé yêu thích. Điều này giúp họ giải quyết được khó khăn mỗi khi phải dỗ dành, cho con em mình uống thuốc. Thông qua các chiến lược video marketing thông minh, doanh nghiệp đã tạo được ấn tượng tốt với khách hàng và tăng cơ hội chuyển đổi thành công.
Sử dụng infographic
Infographic được Tổ chức Y tế Thế giới WHO sử dụng nhiều cho các nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vấn đề sức khỏe. Đây cũng là một kiểu định dạng được các marketer yêu thích khi triển khai social media trong ngành dược.
Nhờ các thiết kế hình ảnh độc đáo kết hợp thêm hiệu ứng phối màu sinh động, bắt mắt rất dễ gây chú ý và thu hút của mọi người. Điều quan trọng hơn việc bố cục nội dung chính phải thật hài hòa, phù hợp để người đọc hiểu và ghi nhớ nhanh chóng, dễ dàng.
Xây dựng chatbot tự động, thông minh
Trong thời đại công nghệ số phát triển, mọi người có xu hướng tìm kiếm thông tin trên các công cụ, nền tảng trực tuyến. Do đó, nhiều trang mạng xã hội của công ty dược phẩm luôn bùng nổ tin nhắn tư vấn, câu hỏi. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần thiết lập các chatbot thông minh, trả lời tự động các câu hỏi thường gặp của người dùng. Điều này không chỉ giảm bớt áp lực quản lý các nền tảng social media cho doanh nghiệp mà còn thúc đẩy khả năng tương tác, mang đến những trải nghiệm hài lòng cho khách hàng.
Tạo nhiều nền tảng cho đa dạng chủ đề
Hiện nay những nền tảng mạng xã hội có lượt tương tác “khủng” có thể kể đến như Facebook, Instagram, LinkedIn, Twitter, Tiktok, v.v đã trở thành một xu hướng của thế giới. Bằng cách này, các nhà làm nội dung có thêm lựa chọn hình thức sáng tạo và truyền tải nội dung, bên cạnh những phương thức vốn có từ lâu như: báo chí, website, SMS, Email, Influencer marketing, v.v. Tuy nhiên, dù xây dựng chiến lược marketing trên đa dạng nền tảng thì các trang và tài khoản vẫn phải thống nhất về thông điệp, tính cách thương hiệu.
Chuẩn bị kế hoạch lâu dài
Khách hàng thường có xu hướng tìm hiểu thông tin rõ ràng trước khi chọn mua các sản phẩm y tế, dược phẩm. Quá trình này sẽ càng lâu dài nếu sản phẩm phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Do đó, các chiến lược quảng cáo, nội dung dược phẩm thường mất 6-12 tháng mới mang lại hiệu quả chuyển đổi. Doanh nghiệp phải chuẩn bị tinh thần, kế hoạch dài hạn trước khi triển khai social media trong ngành dược để vượt qua giai đoạn không thu được lợi nhuận hoặc chuyển đổi.
Kết luận
Mạng xã hội là nền tảng truyền thông hấp dẫn thu hút không chỉ lĩnh vực y tế mà còn nhiều ngành nghề khác. Dù tốn nhiều thời gian, chi phí khi triển khai social media trong ngành dược nhưng hiệu quả mang lại vô cùng xứng đáng với những gì doanh nghiệp bỏ ra. Mong rằng với những chia sẻ từ Pharmarketing đã hỗ trợ bạn xây dựng các kế hoạch truyền thông tích cực, phù hợp nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn